Chu kỳ mới của thị trường BĐS sau sáp nhập 1/7, "làn sóng" đầu tư đang gọi tên khu vực nào?

Thị trường bất động sản đã chứng kiến làn sóng quan tâm tăng mạnh ở nhiều vùng đất tiềm năng như Ninh Bình – Hà Nam, Đà Nẵng – Quảng Nam, Bắc Ninh – Bắc Giang và TP. HCM - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu.

Tại một sự kiện bất động sản diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết: "Sau khi chính thức sáp nhập từ ngày 1/7, thị trường bất động sản đã chứng kiến làn sóng quan tâm tăng mạnh ở nhiều vùng đất tiềm năng".

Ông Quốc Anh cho hay, trước hết phải kể đến cặp Ninh Bình – Hà Nam. Theo đó, Ninh Bình ghi nhận mức độ quan tâm tăng tới 96%, trong khi Hà Nam cũng tăng khoảng 30%. Cả hai tỉnh này có lợi thế tương đồng về diện tích và quy mô dân số, hạ tầng giao thông được cải thiện rõ rệt nên trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư ngay từ tháng 3/2025 – tức là sớm hơn 3-6 tháng so với đợt sáp nhập.

Chu kỳ mới cho thị trường BĐS sau sáp nhập 1/7,

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn

Tiếp theo là cặp Đà Nẵng – Quảng Nam, nơi Quảng Nam bất ngờ dẫn đầu với mức tăng quan tâm lên tới 96%, trong khi Đà Nẵng cũng tăng 39%. Sự phối hợp giữa cảng biển, sân bay và khu kinh tế mở cùng tầm nhìn trở thành “song sinh quốc tế” đã khiến khu vực này nổi bật, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cả về kinh tế biển lẫn du lịch, dịch vụ.

Không kém phần sôi động là cặp Bắc Ninh – Bắc Giang, với mức độ quan tâm tăng lần lượt 43% và 83%. Đòn bẩy từ các tuyến cao tốc, đường sắt và quy hoạch phát triển công nghiệp đang giúp hai tỉnh này bứt phá.

Cuối cùng, tam giác siêu đô thị phía Nam – TP. HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu – tiếp tục duy trì sức hút lớn khi đóng góp khoảng 25% GDP cả nước và 37% MBI. Ba địa phương này cùng nhau hình thành trung tâm công nghiệp – cảng biển và trung tâm tài chính – dịch vụ, hứa hẹn sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Long - Phó tổng giám đốc Mai Việt Land cũng chia sẻ, trong quá trình theo dõi các thông tin liên quan đến sáp nhập tỉnh thành, chúng tôi cũng đã đón được ba điểm rơi thị trường rất đáng chú ý.

Chu kỳ mới cho thị trường BĐS sau sáp nhập 1/7,

Ông Nguyễn Văn Long - Phó tổng giám đốc Mai Việt Land

Thứ nhất là Hải Phòng – một thị trường có “sóng” rất tốt, đặc biệt là với nhà đầu tư đến từ Hưng Yên. Đây là khu vực có sự lan tỏa mạnh về dòng tiền.

Thứ hai là cụm thị trường Bắc Giang – Bắc Ninh. Khi có chủ trương gộp Bắc Ninh vào Bắc Giang và đặt trụ sở tại Bắc Giang, thị trường đã xuất hiện sóng từ khá sớm, khoảng tháng 2 – tháng 3, chứ không phải đợi đến khi có quyết định chính thức mới khởi động. Tuy nhiên, sau khi thông tin sáp nhập được công bố thì thị trường bắt đầu đi ngang và trầm lắng hơn.

Thứ ba là Hà Nam – địa phương đang nhận được sự quan tâm lớn sau thông tin sáp nhập với Ninh Bình và sự phát triển của hạ tầng giao thông. Hà Nam hiện hội tụ nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển. Bên cạnh đó, nhu cầu giãn dân từ nội đô Hà Nội cũng đang tạo ra lực đẩy mạnh cho khu vực này, nhất là trong bối cảnh Hà Nội đang quá tải về y tế và giáo dục đại học. Việc quy hoạch di dời một số bệnh viện và trường đại học khỏi nội đô khiến Hà Nam trở thành địa phương có tiềm năng đón đầu rất rõ rệt.

"Với tất cả các yếu tố trên, tôi đánh giá trong 2 - 5 năm tới, Hà Nam sẽ là một "vùng đất kim cương" khi giá trị bất động sản tại đây hiện vẫn còn rất rẻ", ông Long chia sẻ.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản "vào mùa", dự báo thời điểm tăng giá

Báo cáo thị trường quý 2/2025 của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (Dat Xanh Services - FERI) cho thấy, bất động sản 6 tháng đầu năm 2025 trôi qua với nhiều tín hiệu khả quan. Nhiều kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong 6 tháng cuối năm.

Đề xuất bỏ công chứng giao dịch tặng, cho bất động sản

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội giao các sở ngành xem xét, cho phép thí điểm việc bỏ công chứng, chứng thực giao dịch tặng cho bất động sản trong dự án giữa các cá nhân.

Những con số "vui" của thị trường bất động sản Hà Nội và Tp.HCM

Trong quý 2/2025, thị trường bất động sản Hà Nội và Tp.HCM chứng kiến sự phục hồi tích cực ở hầu hết các phân khúc.

Chính quyền hai cấp và sáp nhập hành chính đi vào vận hành, thị trường bất động sản có những thay đổi ra sao?

Việc đồng thời triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập đơn vị hành chính đang tạo ra những chuyển động lớn trong cấu trúc điều hành địa phương. Với thị trường bất động sản, đây được xem là thời điểm bản lề để hy vọng tháo gỡ nút thắt thủ tục, tăng tính minh bạch và mở rộng dư địa đầu tư dài hạn.

Thị trường bất động sản xuất hiện dòng sản phẩm "độc, lạ"

Trong bối cảnh người mua băn khoăn về dòng tiền trong tương lai, bất động sản giãn xây nổi lên như một điểm sáng nhờ tính sáng tạo và phù hợp với thực tế. Loại hình này không chỉ giải quyết bài toán an cư mà còn trở thành dẫn vốn hiệu quả, đặc biệt tại các khu vực có tiềm năng phát triển dài hạn.

Cuối năm nay có xảy ra "sốt" đất?

Giá bất động sản tiếp tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại về việc sẽ xảy ra một cơn "sốt" đất vào cuối năm nay.
Đăng tin ngay