"Sóng" bất động sản phía Nam đang bắt đầu hình thành, thu hút sự chú ý của giới đầu tư đổ về khu vực này

TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, dư địa và cơ hội tăng trưởng của thị trường phía Nam đang lớn dần và sóng bất động sản cũng đang bắt đầu hình thành, thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Tại Hội thảo "Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội" diễn ra mới, đánh giá tác động của việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM trở thành một siêu đô thị, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đưa ra 3 tác động cơ bản.

Thứ nhất là từ thị trường đô thị chuyển thành thị trường vùng mở rộng không gian phát triển. Bởi vì sự hình thành siêu đô thị mở rộng định nghĩa về thị trường bất động sản TP.HCM, theo đó không còn giới hạn, ranh giới địa lý mà trải trên trục kết nối vùng từ Thủ Đức sang Biên Hòa ở phía Đông Bắc, đến Long Thành, Nhơn Trạch ở phía Đông, tới Bà Rịa, Hồ Tràm ở phía Đông Nam.

Tiếp theo là tạo ra các hành lang phát triển bất động sản công nghiệp, logistics, đô thị và nghỉ dưỡng gắn với các tuyến hạ tầng lớn như Vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây… Trong một siêu đô thị như vậy, bất động sản không chỉ là nơi ở mà còn là mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất gắn với chiến lược phát triển của toàn vùng.

"Sóng" bất động sản phía Nam đang bắt đầu hình thành, thu hút sự chú ý của giới đầu tư đổ về khu vực này- Ảnh 1.

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Thứ hai, trục Đông Bắc là cơ hội hình thành cực tăng trưởng bất động sản mới. Trục Đông Bắc là TP.HCM trải từ Thủ Đức đến Dĩ An, Thuận An, Bình Dương cũ, Biên Hòa, Long Thành. Trục này là nơi hội tụ hạ tầng hiện đại gồm các tuyến cao tốc metro, sân bay, cảng; dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào; các khu công nghiệp và đại học lớn; quỹ đất lớn để phát triển.

Tại đây đang hình thành một cực tăng trưởng bất động sản tích hợp đa chức năng, gồm: bất động sản nhà ở cao cấp cho chuyên gia, khu công nghiệp công nghệ cao, bất động sản văn phòng thương mại, trung tâm đổi mới sáng tạo và đặc biệt là không gian phát triển các đô thị sáng tạo thông minh bền vững. Nếu được quy hoạch và điều phối bài bản, đây sẽ trở thành thung lũng silicon mới của Việt Nam và là điểm đến đầu tư hấp dẫn bậc nhất cho các quỹ phát triển bất động sản quốc tế.

Thứ ba, một chu kỳ phát triển mới, chất lượng cao, bền vững gắn với thể chế đang hình thành. Khác với các giai đoạn trước khi bất động sản chủ yếu chạy theo sóng ngắn hạn, thông tin quy hoạch đơn lẻ, thì chu kỳ mới sẽ được dẫn dắt bởi thể chế mạnh mẽ, giảm rủi ro, tạo nền tảng dài hạn; quy hoạch vùng rõ ràng tăng độ minh bạch và khả năng dự báo; cơ sở hạ tầng quy mô lớn làm tăng giá trị nội tại của tài sản; chuyển đổi số minh bạch hóa thị trường, thu hút tổ chức lớn và hạn chế đầu cơ.

"Tôi cho rằng, đây là thời kỳ đầu tư của các nhà đầu tư thông minh dài hạn có chiến lược, có năng lực thực hiện các dự án quy mô lớn", TS Nguyễn Sĩ Dũng nhận định. 

Cũng tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV thông tin, về quy mô, TP.HCM hiện nay có quy mô lớn hơn rất nhiều sau sáp nhập, gần gấp đôi Hà Nội. Về cơ cấu bất động sản, TP.HCM đa dạng và ngày càng đa dạng hơn rất nhiều so với Hà Nội. Liên quan đến nhà ở, TP.HCM có rất nhiều công nhân đang có nhu cầu nhà ở, còn Hà Nội không có nhiều công nhân.

Trong thời gian vừa qua, giá bất động sản gây nên nhiều quan ngại vì tốc độ tăng giá quá cao. Trong đó, giá bất động sản tại Hà Nội thời gian gần đây ghi nhận tốc độ tăng cao hơn TP.HCM, kể cả giá cho thuê. 

Do đó, TS. Cấn Văn Lực đánh giá, tiềm năng tăng giá của thị trường Hà Nội không thể nhiều bằng TP.HCM trong thời gian tới, nhất là khu vực Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam nhận thấy, thực tế, thị trường bất động sản khu vực phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội và một số địa phương lân cận hiện đang có mức giá rất cao. Trong giai đoạn từ cuối năm 2024 đến nay, thị trường phía Bắc đã trải qua đợt bùng nổ mạnh, tuy nhiên hiện tại đã xuất hiện dấu hiệu bão hòa.

Ngược lại, thị trường phía Nam dù trước đây ở một số thời điểm có phần sôi động chậm hơn phía Bắc, nhưng hiện nay đang bước vào giai đoạn chuyển động tích cực. Một loạt chính sách mới được đưa ra, nhiều hoạt động được kích hoạt, đặc biệt là các dự án hạ tầng quy mô lớn được đẩy mạnh, tạo lực hút rõ rệt vào khu vực này. 

"Có thể nói, dư địa và cơ hội tăng trưởng của thị trường phía Nam đang lớn dần và sóng bất động sản cũng đang bắt đầu hình thành, thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Nam tiến đang trở thành xu hướng tất yếu của các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Đặc biệt, khu vực TP.HCM mở rộng, nhất là vùng Đông Bắc sau khi sáp nhập đang cho thấy nhiều tín hiệu phát triển tích cực. Đây hứa hẹn sẽ là khu vực trở thành tâm điểm mới của dòng vốn đầu tư trong thời gian tới", ông Đính đánh giá.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

"Sốc" với căn hộ 1 phòng ngủ nhưng có giá lên tới 31 tỷ đồng vừa ra mắt tại TPHCM

Dự án Grand Marina Saigon của Masterise Homes toạ lạc tại đường Tôn Đức Thắng, thuộc khu đô thị Ba Son, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM (nay là P.Sài Gòn, Tp.HCM) gây “choáng” khi rumor giá căn hộ ra thị trường.

Dự báo thị trường bất động sản nửa cuối năm 2025

Tại buổi công bố Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý 2 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức, tổ chuyên gia nhận định thị trường bất động sản đang ghi nhận những dấu hiệu phục hồi tích cực.

Thị trường bất động sản "vào mùa", dự báo thời điểm tăng giá

Báo cáo thị trường quý 2/2025 của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (Dat Xanh Services - FERI) cho thấy, bất động sản 6 tháng đầu năm 2025 trôi qua với nhiều tín hiệu khả quan. Nhiều kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong 6 tháng cuối năm.

Đề xuất bỏ công chứng giao dịch tặng, cho bất động sản

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội giao các sở ngành xem xét, cho phép thí điểm việc bỏ công chứng, chứng thực giao dịch tặng cho bất động sản trong dự án giữa các cá nhân.

Những con số "vui" của thị trường bất động sản Hà Nội và Tp.HCM

Trong quý 2/2025, thị trường bất động sản Hà Nội và Tp.HCM chứng kiến sự phục hồi tích cực ở hầu hết các phân khúc.

Chính quyền hai cấp và sáp nhập hành chính đi vào vận hành, thị trường bất động sản có những thay đổi ra sao?

Việc đồng thời triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập đơn vị hành chính đang tạo ra những chuyển động lớn trong cấu trúc điều hành địa phương. Với thị trường bất động sản, đây được xem là thời điểm bản lề để hy vọng tháo gỡ nút thắt thủ tục, tăng tính minh bạch và mở rộng dư địa đầu tư dài hạn.
Đăng tin ngay