Trường hợp nào người bán nhà phải trả lại tiền đặt cọc?

Trong trường hợp người bán từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì phải trả cho bên mua tiền cọc và một khoản tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Đặt cọc là hành động được thực hiện trong nhiều giao dịch hợp đồng, nhằm đảm bảo tính minh bạch và thực hiện đúng cam kết giữa các bên. Khi bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc các tài sản có giá trị khác sẽ tạo nên sự tin tưởng và trách nhiệm trong giao kết hợp đồng.

Thời gian đặt cọc thường được quy định rõ trong hợp đồng và có thể sử dụng để đảm bảo cả hai bên tuân thủ cam kết. Sau khi hợp đồng được thực hiện thành công, tài sản đặt cọc sẽ được trả lại hoặc trừ vào các khoản phí khác. Trong trường hợp một trong hai bên không tuân thủ hợp đồng, tài sản đặt cọc có thể sử dụng để bồi thường cho bên bị thiệt hại.

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định, trong trường hợp hợp đồng được giao kết, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng tài sản thì tài sản dùng để đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc. Tuy nhiên nếu bên nhận cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì sẽ phải trả lại cho bên đặt cọc toàn bộ tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương ứng giá trị tài sản đã đặt cọc (trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng đặt cọc).

Riêng với trường hợp chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân đã mất hoặc pháp nhân đã chấm dứt hợp đồng, hoặc vô hiệu hợp đồng do đối tượng của hợp đồng không hợp pháp...thì lúc này các bên sẽ trả lại tài sản đặt cọc và chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận với bên đặt cọc về việc hoàn trả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên đối với trường hợp này, khi bên nhận đặt cọc hoàn trả tiền cọc sẽ có thể bị phạt tiền đặt cọc.

Đối với trường hợp cả hai bên không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, lúc này có thể trực tiếp thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả tiền đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp này bên đặt cọc thường sẽ mất cọc, chỉ trừ trường hợp thỏa thuận được với bên nhận đặt cọc về việc hoàn trả lại tiền cọc.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về thủ tục tách thửa, hợp thửa đất từ ngày 3/4, người dân cần biết

Khi tách thửa, hợp thửa đất, người dân cần nộp 1 bộ hồ sơ đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Năm 2025, người dân cần nắm rõ những quy định quan trọng này khi làm sổ đỏ cho đất mua bằng giấy viết tay

Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015. Nhiều người lo lắng những mảnh đất giao dịch bằng giấy viết tay sẽ không được cấp sổ đỏ.

Luật mới quy định chi tiết 32 trường hợp sẽ bị thu hồi đất, người dân nhất định phải nắm rõ

Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất của người dân khi tiến hành xây chợ, khu vui chơi công cộng, công trình quốc phòng an ninh, trụ sở chính quyền, hệ thống giao thông, thủy lợi, cấp nước, năng lượng…

Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp mới nhất từ năm 2025

Theo Luật Đất đai 2024, giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính bằng tiền trên một đơn vị diện tích đất. Từ ngày 1/1/2025, giá của 1 m2 đất tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là giá đất theo bảng giá đất tương ứng với mục đích sử dụng và được ổn định theo chu kỳ 5 năm.

Quy định mới chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư 2025, người dân cần nắm rõ

Năm 2025, người dân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư sẽ nộp hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Sau đó, cơ quan có chức năng quản lý đất đai kiểm tra các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất.

Đất không tiếp giáp đường có được tách thửa theo luật mới?

Đất không tiếp giáp đường có được tách thửa theo luật mới?
Đăng tin ngay