Bình Thuận tiếp tục “điểm danh” 6 dự án vi phạm pháp luật đất đai

6 dự án này đã vi phạm Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014 của Chính phủ do không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai danh sách 6 dự án vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường thì 6 dự án này đã vi phạm Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014 của Chính phủ do không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ.

Trong 6 dự án vi phạm có 4 dự án du lịch và 2 dự án xăng dầu. Cụ thể gồm: Dự án du lịch Sao Mai ở huyện Hàm Thuận Nam của Công ty TNHH Du lịch Thạnh Lợi (diện tích trên 21.490m2); Dự án trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và kết hợp du lịch sinh thái Mũi Yến của Công ty TNHH Mũi Yến tại huyện Bắc Bình; Khu nghỉ dưỡng Cà Ná của Công ty CP Green Solar Technology Việt Nam (Công ty TNHH Nghỉ dưỡng Cà Ná) tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong;

Dự án Khu dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Châu Lê của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Châu Lê (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong); Dự án cửa hàng xăng dầu Hữu Thưởng của Công ty TNHH Xăng dầu Hữu Thưởng (huyện Hàm Thuận Nam); Cửa hàng xăng dầu 670 của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ 314 tại thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc.

Bình Thuận cho biết, việc công khai được căn cứ vào Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2014 của Chính phủ quy định: UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư; cung cấp thông tin để công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trước đó, sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản đề nghị các chủ đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng bất động sản đối với 33 dự án khu dân cư, khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng. phần lớn các dự án này không được quy định trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật có liên quan.

Sở Xây dựng Bình Thuận sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát thông tin các dự án bất động sản chưa đủ điều kiện mua bán, chuyển nhượng nhưng thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua để chấn chỉnh kịp thời. Đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Đề xuất 2 tuyến đường hơn 1.600 tỉ đồng

Tuyến đường ĐT.729 nối Lâm Đồng – Bình Thuận có tổng mức đầu tư từ 868 đến hơn 1.060 tỉ đồng và dự án đường nối Thạnh Mỹ - Liên Nghĩa 567 tỉ đồng.

Chuyên gia chỉ kinh nghiệm "săn" bất động sản trong bối cảnh sáp nhập: "Cứ mua dọc tuyến hạ tầng lớn đang triển khai là tăng giá"

Khi được hỏi liệu mua căn hộ ở thời điểm đã công bố thông tin sáp nhập tỉnh thành còn cơ hội tăng giá tốt hay không, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam khẳng định: Vẫn còn cơ hội.

Kiểm soát dòng vốn vào bất động sản

Cần kiểm soát dòng vốn, ngăn đầu cơ và khuyến khích phát triển nhà ở phù hợp với nhu cầu thực để thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Khánh thành 2 tuyến đường nghìn tỷ "mở lối" vào đại dự án 5 tỷ USD của Novaland, Phó Thủ tướng đích thân tham dự

Đây là hai công trình hạ tầng quan trọng, kết nối trực tiếp từ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến khu vực ven biển phía Nam tỉnh Bình Thuận.

Một tỷ phú ngành bất động sản tin rằng thuế quan của ông Donald Trump sẽ làm mình giàu hơn

Remon Vos, tỷ phú bất động sản người Hà Lan, lạc quan về mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến ông giàu hơn nữa.

Sau khi sáp nhập tỉnh thành, sổ đỏ cũ có cần đổi mới?

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân làm lại đồng loạt sổ đỏ đã cấp.
Đăng tin ngay