Cuộc đua tuyển nhân sự bất động sản bắt đầu được "hâm nóng"

Cùng với các dấu hiệu "ấm lên" của thị trường, không chỉ nhiều doanh nghiệp bất động sản và lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động quay trở lại, mà hàng loạt doanh nghiệp cũng lên kế hoạch tuyển nhân sự.

Theo báo cáo thị trường quý I/2024 của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), đã có 1.035 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước và 2,3 lần so với quý trước đó. Tình từ đầu năm 2023 đến hết quý I/2024, đã có 3.305 doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động. Ngoài ra, có 921 doanh nghiệp được thành lập mới, tương đương 98% cùng kỳ 2023.

Cùng với sự quay lại thị trường của doanh nghiệp, lực lượng môi giới cũng đang sẵn sàng tái nhập thị trường. Số liệu của VARS cho thấy, có 20-30% môi giới rời bỏ thị trường trong thời gian trước đó đã quyết định tái nhập cuộc; 30-40% môi giới còn lại sẵn sàng tham gia thị trường trong quý II/2024 khi các tín hiệu phục hồi của thị trường rõ nét hơn nữa; 60-70% môi giới bất động sản đang làm thêm nghề đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để toàn tâm, toàn ý 100% cho mảng bất động sản.

Đặc biệt VARS cũng biết, nhu cầu tuyển dụng môi giới hiện đang rất lớn, khi 70-80% các sàn giao dịch bất động sản sẵn sàng tái nhập cuộc. Thị trường ghi nhận sự thiếu hụt của lực lượng môi giới, đặc biệt là nhóm nhân sự có kiến thức, kinh nghiệm và chứng chỉ hành nghề.

Cũng theo khảo sát của Đất Xanh Services (DXS-FERI), tỷ lệ nhân sự quay lại ngành bất động sản (gồm nhân viên kinh doanh và nhân sự chuyên môn nghiệp vụ) thuộc nhóm phục hồi nhanh. Trong 760 sale được khảo sát vào tháng 3, có 13% cho biết đã trở lại nghề, 14% có thể quay lại trong năm nay và 41% sẽ quay lại khi thị trường phục hồi.

"Sau thời gian khó khăn, ở lần trở lại này, môi giới ưu tiên chọn sản phẩm phù hợp dễ bán, chủ đầu tư trả phí nhanh, pháp lý an toàn, sau đó mới đến các yếu tố như uy tín của chủ đầu tư, dự án", đơn vị nghiên cứu của Đất Xanh Services cho biết. 

Đặc biệt, tín hiệu sáng của thị trường cũng đến từ việc 70% chủ đầu tư có sản phẩm đủ điều kiện mở bán đã sẵn sàng "bung hàng". Riêng các chủ đầu tư dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng chưa sẵn sàng tái nhập cuộc do phân khúc này còn nhiều khó khăn.

Cùng với các dấu hiệu "ấm lên" của thị trường, không chỉ nhiều doanh nghiệp bất động sản và lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại mà hàng loạt doanh nghiệp cũng lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự.

Ví dụ tại CTCP Vinhomes, Công ty đã công bố xây dựng bổ sung hệ thống phân phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc. Doanh nghiệp cũng tiến hành chiến dịch tuyển dụng nhân viên kinh doanh quy mô lớn, sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.

Tập đoàn Novaland cũng vừa tổ chức Ngày hội tuyển dụng 2024 quy mô lớn với hơn 12.000 cơ hội việc làm lĩnh vực du lịch, giải trí, ẩm thực, thể thao, bất động sản… Riêng tại Bình Thuận, Nova Service tuyển dụng 3.000 nhân sự cho nhiều vị trí.

Hay tại CTCP Bất động sản Thế Kỷ, sau đợt sa thải nhân sự môi giới quy mô lớn, trong năm nay Công ty cũng đã lên kế hoạch mở rộng mạng lưới bán hàng, tăng cường tuyển dụng và đào tạo nhân sự trong lĩnh vực bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu phục hồi của thị trường. 

Đánh giá 2024 là năm tiếp tục khó khăn của thị trường bất động sản, Lãnh đạo CTCP Tập đoàn Đất Xanh cho biết, song song với các mảng kinh doanh lõi (phát triển bất động sản, dịch vụ bất động sản, kế hoạch tuyển dụng nhân sự, bán hàng), doanh nghiệp sẽ tiếp tục tập trung tìm kiếm, phát triển quỹ đất và các dự án.

CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land cũng có kế hoạch tuyển dụng thêm nhân sự trong năm nay. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ diễn ra mới đây, Ban Lãnh đạo công ty cho biết từ đầu năm đến nay, Khải Hoàn Land đã đẩy mạnh công tác tuyển dụng nhân sự.

Ngoài ra, nhiều công ty môi giới nhà đất lớn như Vietstarland, Newstarland, Đông Tây Land… cũng liên tục đăng thông báo tuyển dụng từ hàng trăm đến hàng ngàn nhân viên để sẵn sàng “đón sóng” tăng trưởng mới của thị trường.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Đề xuất 2 tuyến đường hơn 1.600 tỉ đồng

Tuyến đường ĐT.729 nối Lâm Đồng – Bình Thuận có tổng mức đầu tư từ 868 đến hơn 1.060 tỉ đồng và dự án đường nối Thạnh Mỹ - Liên Nghĩa 567 tỉ đồng.

Chuyên gia chỉ kinh nghiệm "săn" bất động sản trong bối cảnh sáp nhập: "Cứ mua dọc tuyến hạ tầng lớn đang triển khai là tăng giá"

Khi được hỏi liệu mua căn hộ ở thời điểm đã công bố thông tin sáp nhập tỉnh thành còn cơ hội tăng giá tốt hay không, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam khẳng định: Vẫn còn cơ hội.

Kiểm soát dòng vốn vào bất động sản

Cần kiểm soát dòng vốn, ngăn đầu cơ và khuyến khích phát triển nhà ở phù hợp với nhu cầu thực để thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Khánh thành 2 tuyến đường nghìn tỷ "mở lối" vào đại dự án 5 tỷ USD của Novaland, Phó Thủ tướng đích thân tham dự

Đây là hai công trình hạ tầng quan trọng, kết nối trực tiếp từ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến khu vực ven biển phía Nam tỉnh Bình Thuận.

Một tỷ phú ngành bất động sản tin rằng thuế quan của ông Donald Trump sẽ làm mình giàu hơn

Remon Vos, tỷ phú bất động sản người Hà Lan, lạc quan về mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến ông giàu hơn nữa.

Sau khi sáp nhập tỉnh thành, sổ đỏ cũ có cần đổi mới?

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân làm lại đồng loạt sổ đỏ đã cấp.
Đăng tin ngay