Sắp tới, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng các loại bất động sản nào?

Người gốc Việt Nam được nhận chuyển nhượng tất cả các loại hình bất động sản trong dự án phát triển nhà ở: Liền kề, biệt thự, căn hộ chung cư, nền đất thời gian sử dụng lâu dài.

Một trong những điểm mới trong Luật Đất đai 2024 là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước.

Chia sẻ kỹ hơn về điểm mới này trong Luật Đất đai 2024, theo ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch G6, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là một chủ thể sử dụng đất được quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai 2024.

Đồng bộ với Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Như vậy, người gốc Việt Nam được nhận chuyển nhượng các loại bất bất động sản nào ở Việt Nam theo quy định tại Luật Đất đai 2024?

Ông Quê viện dẫn, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao (trích điểm c Khoản 1 Điều 28).

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự (điểm h Khoản 1 Điều 28).

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà ở (điểm i Khoản 1 Điều 28), được Nhà nước cho thuê đất (điểm k Khoản 1 Điều 28).

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo bản án, quyết định của Tòa án,… (trích điểm m Khoản 1 Điều 28).

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; có quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở (Khoản 1 Điều 44).

"Như vậy, người gốc Việt Nam được nhận chuyển nhượng tất cả các loại hình bất động sản trong dự án phát triển nhà ở: Liền kề, biệt thự, căn hộ chung cư, nền đất thời gian sử dụng lâu dài.

Đối với đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở, người gốc Việt Nam được nhận thừa kế.

Đối với nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, người gốc Việt Nam được nhận tặng cho từ những người thuộc hàng thừa kế.

Các sản phẩm bất động sản có thời hạn sử dụng, có tính chất thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng như sàn tmdv, kiot chợ, condotel, officetel, biệt thự - liền kề nghỉ dưỡng, shophouse... người gốc Việt Nam cơ bản chỉ được thuê", ông Quê cho biết.

Đánh giá tác động về điểm mới này, báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán MB cho rằng sẽ tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư vào thị trường Việt Nam, tạo ra nguồn nhu cầu bất động sản mới. Giảm thiểu các tranh chấp trước đây phát sinh do kiều bào phải nhờ người tại Việt Nam nhờ đứng tên hộ.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được thúc đẩy bởi những cải cách hành chính và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi từ tháng 8/2024 đã góp phần rút ngắn quy trình phê duyệt và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Lâm Đồng: Đề xuất 2 tuyến đường hơn 1.600 tỉ đồng

Tuyến đường ĐT.729 nối Lâm Đồng – Bình Thuận có tổng mức đầu tư từ 868 đến hơn 1.060 tỉ đồng và dự án đường nối Thạnh Mỹ - Liên Nghĩa 567 tỉ đồng.

Chuyên gia chỉ kinh nghiệm "săn" bất động sản trong bối cảnh sáp nhập: "Cứ mua dọc tuyến hạ tầng lớn đang triển khai là tăng giá"

Khi được hỏi liệu mua căn hộ ở thời điểm đã công bố thông tin sáp nhập tỉnh thành còn cơ hội tăng giá tốt hay không, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam khẳng định: Vẫn còn cơ hội.

Kiểm soát dòng vốn vào bất động sản

Cần kiểm soát dòng vốn, ngăn đầu cơ và khuyến khích phát triển nhà ở phù hợp với nhu cầu thực để thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Khánh thành 2 tuyến đường nghìn tỷ "mở lối" vào đại dự án 5 tỷ USD của Novaland, Phó Thủ tướng đích thân tham dự

Đây là hai công trình hạ tầng quan trọng, kết nối trực tiếp từ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến khu vực ven biển phía Nam tỉnh Bình Thuận.

Một tỷ phú ngành bất động sản tin rằng thuế quan của ông Donald Trump sẽ làm mình giàu hơn

Remon Vos, tỷ phú bất động sản người Hà Lan, lạc quan về mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến ông giàu hơn nữa.
Đăng tin ngay