TS Lê Xuân Nghĩa “bật ngửa” với giá nhà: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường...mức giá này, bản thân tôi cũng không thể nào mua nổi"

TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, tốc độ tăng giá nhà quá kinh khủng. Điều này, khiến người dân khó sở hữu được nhà.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 của Công ty PropertyGuru Việt Nam, sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%. Cụ thể, chung cư ở Hà Nội có giá trung bình 46 triệu đồng/m2, còn giá chung cư TP.HCM là 48 triệu đồng/m2. Trong khi đó, thời điểm đầu năm 2018, giá rao bán chung cư Hà Nội và TP.HCM mới chỉ là 27 và 31 triệu đồng/m2. 

TS Lê Xuân Nghĩa “bật ngửa” với giá nhà: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường...mức giá này, bản thân tôi cũng không thể nào mua nổi

Ông Nghĩa cho rằng, thực trạng này là một bước lùi về chiến lược xử lý thị trường bất động sản, về nhà ở. Ông cũng lo ngại với tình hình thị trường bây giờ sẽ xảy ra "bong bóng" như phân khúc đất nền cách đây vài năm.

Theo đó, ông Nghĩa cho rằng, nên thiết kế 1 gói hỗ trợ mới và phải làm thật bài bản. Qua tham khảo một số nước phổ cập về chiến lực tài chính nhà ở thực hiện thông qua ngân hàng như Việt Nam, ông Nghĩa cho biết, ở Singapore lãi suất phải do Chính phủ đề ra, kỳ hạn cực kỳ hấp dẫn từ 30 – 36 năm, lãi suất người mua phải trả 2%/năm, còn phần lãi chênh do Chính phủ tài trợ. Trong khi đó, Việt Nam lại làm ngược lại, lãi suất chỉ được hỗ trợ 3 năm, hết niên hạn lãi suất thả nổi rất cao, thời gian cho vay lại quá ngắn. Điều này, là một cản trở lớn đối với người nghèo muốn mua nhà.

Trước thực trạng giá nhà tăng cao thời gian qua, mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch, môi giới, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Đề xuất 2 tuyến đường hơn 1.600 tỉ đồng

Tuyến đường ĐT.729 nối Lâm Đồng – Bình Thuận có tổng mức đầu tư từ 868 đến hơn 1.060 tỉ đồng và dự án đường nối Thạnh Mỹ - Liên Nghĩa 567 tỉ đồng.

Chuyên gia chỉ kinh nghiệm "săn" bất động sản trong bối cảnh sáp nhập: "Cứ mua dọc tuyến hạ tầng lớn đang triển khai là tăng giá"

Khi được hỏi liệu mua căn hộ ở thời điểm đã công bố thông tin sáp nhập tỉnh thành còn cơ hội tăng giá tốt hay không, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam khẳng định: Vẫn còn cơ hội.

Kiểm soát dòng vốn vào bất động sản

Cần kiểm soát dòng vốn, ngăn đầu cơ và khuyến khích phát triển nhà ở phù hợp với nhu cầu thực để thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Khánh thành 2 tuyến đường nghìn tỷ "mở lối" vào đại dự án 5 tỷ USD của Novaland, Phó Thủ tướng đích thân tham dự

Đây là hai công trình hạ tầng quan trọng, kết nối trực tiếp từ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến khu vực ven biển phía Nam tỉnh Bình Thuận.

Một tỷ phú ngành bất động sản tin rằng thuế quan của ông Donald Trump sẽ làm mình giàu hơn

Remon Vos, tỷ phú bất động sản người Hà Lan, lạc quan về mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến ông giàu hơn nữa.

Sau khi sáp nhập tỉnh thành, sổ đỏ cũ có cần đổi mới?

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân làm lại đồng loạt sổ đỏ đã cấp.
Đăng tin ngay