Vốn FDI đổ vào bất động sản tăng mạnh

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng năm nay, bất động sản là ngành đứng thứ 2 về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng vốn đăng ký hơn 4,38 tỷ USD, gấp hơn 2,2 lần cùng kỳ 2024.

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 9 tháng qua đạt gần hơn 24,78 tỷ USD, tăng hơn 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tới hết tháng 9, các dự án FDI ước tính giải ngân hơn 17,3 USD, tăng 8,9%.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút FDI, với tổng vốn 15,64 tỷ USD, chiếm tỷ lệ gần 63,1%.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,38 tỷ USD, chiếm gần 17,7%. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện (1,12 tỷ USD), bán buôn bán lẻ (920 triệu USD).

Đơn vị nghiên cứu thị trường Savills nhận định, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhờ bối cảnh chính trị, kinh tế ổn định, chi phí nhân công cạnh tranh. Trong bối cảnh nguồn vốn FDI dồi dào, một số phân khúc bất động sản có sự tăng trưởng nổi trội, gồm có căn hộ dịch vụ và bất động sản công nghiệp.

Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội - cho biết: "Dòng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam đã thu hút nhiều chuyên gia quốc tế đến làm việc, tạo nên một phân khúc khách hàng chủ chốt cho thị trường căn hộ dịch vụ. Họ thường lựa chọn thuê căn hộ dịch vụ do các đơn vị quốc tế quản lý vận hành, đáp ứng được nhiều yêu cầu về chất lượng dịch vụ".

Trong 9 tháng, các đối tác lớn nhất đầu tư vào Việt Nam đều đến từ Châu Á. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ 2023.

Vốn FDI đổ vào bất động sản tăng mạnh- Ảnh 1.

Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD.

Riêng 5 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu là Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc, Nhật Bản, chiếm trên 70% số dự án đầu tư mới và tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Xét về địa bàn đầu tư, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. TPHCM đứng thứ 2, với hơn 1,91 tỷ USD. Quảng Ninh đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Vốn đầu tư tiếp tục tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế, như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 9 tháng, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn , năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn

Xuất khẩu của khu vực FDI tiếp tục tăng so với cùng kỳ, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu khoảng 19,8 tỷ USD. Tính riêng khối FDI, 9 tháng, giá trị xuất siêu đạt gần 38 tỷ USD (kể cả dầu thô).

 

Bài viết cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Đề xuất 2 tuyến đường hơn 1.600 tỉ đồng

Tuyến đường ĐT.729 nối Lâm Đồng – Bình Thuận có tổng mức đầu tư từ 868 đến hơn 1.060 tỉ đồng và dự án đường nối Thạnh Mỹ - Liên Nghĩa 567 tỉ đồng.

Chuyên gia chỉ kinh nghiệm "săn" bất động sản trong bối cảnh sáp nhập: "Cứ mua dọc tuyến hạ tầng lớn đang triển khai là tăng giá"

Khi được hỏi liệu mua căn hộ ở thời điểm đã công bố thông tin sáp nhập tỉnh thành còn cơ hội tăng giá tốt hay không, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam khẳng định: Vẫn còn cơ hội.

Kiểm soát dòng vốn vào bất động sản

Cần kiểm soát dòng vốn, ngăn đầu cơ và khuyến khích phát triển nhà ở phù hợp với nhu cầu thực để thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Khánh thành 2 tuyến đường nghìn tỷ "mở lối" vào đại dự án 5 tỷ USD của Novaland, Phó Thủ tướng đích thân tham dự

Đây là hai công trình hạ tầng quan trọng, kết nối trực tiếp từ cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đến khu vực ven biển phía Nam tỉnh Bình Thuận.

Một tỷ phú ngành bất động sản tin rằng thuế quan của ông Donald Trump sẽ làm mình giàu hơn

Remon Vos, tỷ phú bất động sản người Hà Lan, lạc quan về mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến ông giàu hơn nữa.

Sau khi sáp nhập tỉnh thành, sổ đỏ cũ có cần đổi mới?

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không bắt buộc người dân làm lại đồng loạt sổ đỏ đã cấp.
Đăng tin ngay